Một số lỗi gặp phải trong quá trình sử dụng sofa nhập khẩu và cách xử lý

Đăng lúc 16:47:12 ngày 17/07/2024 Lượt xem 211

Mục lục

“Không có cái gì là hoàn hảo” – Sofa nhập khẩu cũng không phải là ngoại lệ cho câu nói này. Tuy trải qua những quy trình sản xuất rất nghiêm nghặt và chuyên nghiệp, nhưng thỉnh thoảng đâu đó vẫn cò những lỗi nhỏ được phát hiện trong quá trình sử dụng sofa nhập khẩu của khách hàng. Hiểu biết cặn kẽ về những lỗi này sẽ làm cho người sử dụng an tâm hơn nếu chẳng may gặp phải những lỗi này. Sau đây LUXURYSOFA xin chia sẻ là một số lỗi thường có trong quá trình sử dụng sofa nhập khẩu và cách xử lý cho từng lỗi.

Phụ kiện của sofa hoạt động không tốt

Phụ kiện của sofa bao gồm các loại ốc vít, khớp nối giữa các bộ phận, hệ thống nâng đỡ, thanh tựa đầu, chân sofa vv….( những phụ kiện được làm từ kim loại gắn vào sofa). Nhà sản xuất thường mua những phụ kiện dành cho sofa với số lượng lớn cho nên có thể có một vài phụ kiện chưa được tốt lọt qua khâu kiểm định chất lượng được gắn vào sofa. Chỉ sau khi sử dụng một thời gian thì người sử dụng mới phát hiện ra. Nếu xảy ra trường hợp này, khách hàng hãy bình tĩnh vì cách xử lý rất đơn giản: Chỉ thay phụ kiện đó bằng phụ kiện tốt hơn, chuẩn hơn là xong.

Khung sofa bị yếu hoặc gãy

Đây là tình huống hi hữu nhưng đôi lúc vẫn có thể xảy ra, nguyên nhân chủ yếu hoặc là một thanh gỗ nào đó trong khung sofa bị yếu hoặc do tác động vật lý bên ngoài quá với giới hạn chịu của thanh gỗ chịu lực đó. Lỗi này cũng rất đơn giản, công ty bán hàng chỉ cần cử đội kỹ thuật đến kiểm tra và thay thanh gỗ chịu lực bị yếu hoặc gẫy là xong, không ảnh hưởng đến chất lượng hay thẩm mỹ của bộ sofa.

Phần mút ngồi bị xẹp

Một số tình huống có thể gặp phải là đệm ngồi hoặc phần mút phía trong của sofa bị xẹp trong quá trình sử dụng. Tình huống này có hai khả năng: Một là do thiết kế của bộ sofa nhập khẩu này là phần ngồi mềm, đảm bảo độ êm ái nhất cho người sử dụng, mà muốn phần ngồi êm, mềm mại thì nhà sản xuất phải sử dụng loại mút mềm, dễ lún. Tuy nhiên về phía người sử dụng thì lại kỳ vọng là phần mút không mềm và lún quá cho nên cảm giác là mút bị xẹp vv… Hai là do phần mút làm sofa quá mềm cho bộ sofa, đòi hỏi phần mút cứng hơn để đảm bảo form chuẩn của sofa. Cả hai tình huống này đều có thể xử lý rất đơn giản: Bộ phận kỹ thuật của công ty bán hàng chỉ cần bổ xung thêm mút cho phần mút mềm này là xong, đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ không thay đổi.

Một số lỗi gặp phải trong quá trình sử dụng sofa nhập khẩu và cách xử lý - Ảnh 2

Da bọc sofa bị rạn nứt phần sơn

Thông thường thì da bọc sofa có được màu sắc qua quá trình sơn phủ , sau đó lại tiếp tục phủ một lớp sơn bảo vệ trong suốt để bảo vệ phần sơn này. Nguyên nhân của hiện tượng này cũng có hai nguyên nhân: Một là do chất lượng sơn lúc ban đầu chưa đảm bảo, dẫn đến hiện tượng bong tróc. Hiện tượng này được gọi là “ lỗi của nhà sản xuất” và để xác định lỗi này thì các nhà chuyên môn lấy thước đo là thời gian để xác định. Theo đó nếu bộ sofa được sử dụng dưới sáu tháng ( 06 tháng) mà có hiện tượng này thì đây được coi là lỗi của nhà sản xuất. Hai là lỗi do người sử dụng đặt sofa da trong điều kiện quá nóng, quá bụi bẩn hoặc để mồ hôi thường xuyên thấm lên da của sofa mà không lau chùi cẩn thận. Chất bẩn, không khí nóng, mồ hôi có chất muối thấm vào da sofa sẽ làm lớp da khô cứng trên bề mặt, dẫn đến hiện tượng lớp sơn bảo vệ bị bào mòn và bị mất đi làm cho bề mặt sơn của sofa có hiện tượng bong tróc. Xử lý các lỗi trên cũng không quá khó và không phải là nỗi lo quá lớn đối với khách hàng. Với trường hợp lỗi nhà sản xuất ( bong tróc trong khoảng thới gian 6 tháng), công ty bán hàng sẽ có trách nhiệm liên hệ với nhà sản xuất để yêu cầu bảo hành. Trường hợp này nhà sản xuất sẽ dựa trên từng tình huống cụ thể mà có phương án bảo hành phù hợp. Thông thường là họ sẽ gửi phần da mới để thay thế phần da mà bị lỗi. Trường hợp do khách hàng sử dụng chưa đúng cách thì cũng đơn giản trong cách xử lý, đó là dơn phủ lại phần da bị bong tróc bằng một lớp sơn khác cùng màu, đồng thời sơn phủ một lớp bảo vệ trong suốt để bảo vệ lớp da là xong. Có nhiều trường hợp bộ sofa da chỉ bị bong lớp sơn bảo vệ mà không bị lớp sơn màu thì chỉ cần sơn phủ một lớp sơn bảo vệ lên là xong. Khách hàng nên chú ý một điểm: Các trường hợp bong tróc sơn là liên quan đến phần sơn ngoài cùng của da chứ không liên quan đến chất lượng thuộc da, độ bền của da. Vì vậy, chỉ cần xử lý tốt phần sơn tốt là đảm bảo chất lượng.

Các trường hợp liên quan đến da khác như rách, xước da, chó mèo cào vv…

Tùy từng trường hợp cách xử lý sẽ đơn giản hoặc phức tạp khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì vẫn là xử lý bề mặt của da, sau đó sơn lớp sơn màu và sau cùng là sơn lớp sơn bảo vệ, đảm bảo phần xử lý vẫn đạt được chất lượng và thẩm mỹ như mới.

messenger icon zalo icon