Những lưu ý khi lựa chọn chân ghế sofa phòng khách

Đăng lúc 18:04:02 ngày 06/02/2023 Lượt xem 150

Mục lục

Tùy theo chất liệu mà bạn có thể tìm thấy hình dạng của chân ghế mong muốn. Tuy nhiên, hiện nay có các loại chân ghế sofa phòng khách phổ biến sau.

1. Những loại chân ghế sofa

Chân ghế sofa tiện tròn

Là dạng chân gỗ được tiện tròn với tính thẩm mỹ cao. Tùy theo kiểu dáng của ghế và chiều cao mong muốn mà chân sẽ được tiện tròn theo kiểu dáng khác nhau. Đôi khi, chân ghế sofa tiện tròn còn được bọc bên ngoài một lớp inox mỏng để tạo độ nặng mang đến sự chắc chắn cho ghế khi sử dụng.

Loại chân ghế này phù hợp với các thiết kế sofa cổ điển và tân cổ điển, được nhiều gia đình ưa chuộng và tìm kiếm trên thị trường nội thất.

Chân ghế sofa chạm trổ hoa văn 

Đây là dạng chân ghế của những dòng sofa tân cổ điển. Các loại chân ghế này thường có chiều cao cao hơn các loại chân tiện tròn, có khả năng nâng đỡ sofa và tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Mẫu chân ghế này phù hợp với phong cách sofa hoàng gia tinh tế và sang trọng, đẳng cấp.

Những lưu ý khi lựa chọn chân ghế sofa phòng khách - Ảnh 2

Chân ghế sofa dạng ống dài

Loại chân ghế này thường được làm từ gỗ và inox có khả năng tăng chiều cao cho sofa, từ đó phù hợp với nhu cầu của người dùng yêu thích sự thông thoáng và cao ráo.

Kiểu dáng chân ghế này thường dành cho sofa hiện đại, thiết kế tối giản.

Chân ghế sofa vuông thấp

Đây là dạng chân ghế làm từ gỗ với kiểu dáng vuông hay hình chữ nhật có chiều cao khá thấp. Thông thường, loại chân ghế này thường được giấu bên trong và khó nhìn thấy. Ưu điểm lớn của loại chân ghế này là độ chắc chắn, chịu lực tốt. Tuy nhiên, bạn sẽ khó vệ sinh làm sạch bên dưới ghế và có cảm giác nặng nề khi sử dụng.

Chân ghế sofa chữ V

Chân ghế chữ V thường có 3 cạnh chắc chắn để trụ ở 1 góc, tạo nên độ chịu lực cao và chắc chắn, an toàn cho người dùng. Ngoài ra, chúng cũng dễ dàng tháo lắp để tiện việc di chuyển mà không gặp nhiều vấn đề khác.

Những lưu ý khi lựa chọn chân ghế sofa phòng khách - Ảnh 3

Chân ghế sofa ống tròn 

Chân ghế sofa ống tròn là loại chân an toàn có kiểu ống tròn dài, chắc chắn. Thiết kế nằm ngang hạn chế việc tác động lên sàn làm trầy xước mặt sàn, giúp bạn không lo sợ chân ghế hay sàn nhà, thảm trải bị ảnh hưởng.

Chân ghế sofa bằng sắt ống vuông

Dạng ống vuông được thiết kế chắc chắn, được tạo nên từ các khối sắt hộp rỗng bên trong mang đến trọng lượng nhẹ nhưng vẫn đủ tính bền cùng chịu lực, giúp bạn yên tâm trong quá trình sử dụng.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều kiểu dáng chân ghế sofa khác nhau tùy theo từng loại ghế sofa da với kiểu dáng đa dạng khác.

2. Lưu ý khi chọn chân sofa cho gia đình

Khi bạn mua sofa cho gia đình, ngoài chất liệu chính bạn còn cần để ý những vấn đề sau:

- Kích cỡ chân ghế: Kích cỡ chân ghế còn phụ thuộc vào kích cỡ của của ghế. Với các loại ghế sofa nhỏ sẽ có chân ghế nhỏ phù hợp với tổng thể, tạo cảm giác thoáng mát và nhỏ gọn. Đối với các loại sofa lớn thì chân ghế vuông và chân ghế bom sẽ làm phong cách ghế trở nên sang trọng hơn.

- Kiểu dáng của chân ghế: Kiểu dáng của chân ghế thường có nhiều hình dạng khác nhau như hình vuông, chân kiềng, chân trụ, chân bom, chân khung,… tùy theo phong cách, kiểu dáng của sofa được thiết kế.

- Chiều cao của chân ghế: Chân ghế sofa có nhiều kích cỡ cũng như chiều cao. Các bộ sofa hiện đại, sang trọng thường sử dụng các loại chân ghế thấp để tạo kết cấu nguyên khối cho sofa.

- Chất liệu của chân ghế: Chân của sofa thường được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau như gỗ, sắt, inox,… và có nhiều ưu điểm để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

+ Chân inox: Loại chất liệu này có thể chịu lực lớn, gam màu sáng và không sợ hoen gỉ. Chân inox được dùng là inox 304 và 201, trong đó các loại ghế thường dùng loại gỗ inox 304.

+ Chân gỗ: Chân gỗ thường được dùng loại gỗ tự nhiên đảm bảo được sự chắc chắn và an toàn khi bạn sử dụng. Hiện nay, chân ghế gỗ của sofa được phun nhiều loại màu sơn khác nhau và đẽo gọt kiểu dáng khác để kết hợp vào tổng thể, tạo nên tính thẩm mỹ cao nhất.

+ Chân sắt: Là loại được ưa chuộng rất nhiều nhưng không được sử dụng nhiều như chân inox và chân gỗ. Chất liệu sắt thường được phun sơn tĩnh điện chống hoen gỉ và oxi hóa.

messenger icon zalo icon